Wednesday, October 21, 2015

Gối thổ cẩm Tây Bắc

Địa chỉ : 10/1/5 Đặng Văn Ngữ, P.10, Q.Phú Nhuận, TP.HCM
Điện thoại : 0909 014 580
-------------------------
Vỏ gối : 220.000đ
Ruột gối : 80.000đ
Vỏ + ruột : 290.000đ
Size : 40x40cm. Hàng có sẵn.


Gối thổ cẩm Tây Bắc


Để làm ra được tấm vải lanh đơn giản, nhưng đồng bào người H'Mông phải làm qua rất nhiều bước vô cùng phức tạp. 
Chiếc gối của Welive InPeace vì thế không giống như những chiếc gối khác, nó là vật trang trí chứa đựng cả một quá trình lao động kết tinh từ bao đời. Hơn nữa, phẩm màu nhuộm nên vải hoàn toàn từ thiên nhiên, không phải nhuộm hoá chất công nghiệp, nên người bán lẫn người mua đều phải hiểu rất rõ, thì mới cảm thụ hết được giá trị của nó.



Vải thổ cẩm dệt tay 100% của dân tộc Tây Bắc, Việt Nam. Đừng vội phán xét, hãy cảm nhận.
Địa chỉ : 10/1/5 Đặng Văn Ngữ, P.10, Q.Phú Nhuận, TP.HCM
Điện thoại : 0909 014 580
-------------------------
Vỏ gối : 220.000đ
Ruột gối : 80.000đ
Vỏ + ruột : 290.000đ
Hàng có sẵn.

***




Saturday, March 23, 2013

Lưu ý để có hình vẽ henna đẹp


Lưu ý để có hình màu henna đậm đẹp:
-      Trước khi vẽ nên rửa sạch, lau khô vùng da cần vẽ. Bôi tinh dầu khuynh diệp (ko phải dầu gió đâu nha ^^) lên, hoặc xịt nước khoáng (loại làm ẩm da mặt) rồi vẽ lên.
-      Pha nước cốt chanh và đường thành hỗn hợp sệt, bôi lên hình vẽ henna (sau khi mực đã khô bề mặt). Chanh tác dụng với chất nhuộm trong lá henna làm màu trở nên đậm hơn. Đường giúp mực henna lâu khô và bám dính trên da tốt hơn.
-      Làm ấm vùng da được vẽ bằng cách quấn nylon hoặc khăn giấy, thân nhiệt ấm cũng làm mực lâu khô.
-      Để lớp mực tự khô trên da trong môi trường tự nhiên càng lâu càng tốt. Ít nhất là 6 tiếng. Nên vẽ buổi tối rồi để qua đêm, sáng hôm sau màu sẽ đậm và đẹp mỹ mãn nhé :) Trong 24h sau khi vẽ không nên dùng xà phòng để rửa vùng da này.
-      Bôi dầu ăn hoặc baby oil lên hình vẽ trước khi tắm để tránh xà phòng làm phai hình nhanh. Dầu olive dùng để tẩy màu henna nên không sử dụng trong trường hợp này nha.

Henna có màu đen không ?


Henna có màu đen không ?
Màu henna tự nhiên chỉ có một màu duy nhất là nâu đỏ đậm. Các sản phẩm như "black henna" hoặc "neutral henna" có màu đen và màu khác không hề chứa thành phần lá henna, thay vào đó là các loại hóa chất và phụ phẩm khác. Do đó như đã nói cách đây không lâu, mình chỉ nhập đúng loại màu henna truyền thống là màu nâu có thành phần tự nhiên nhất, để đảm bảo an toàn sử dụng cho các bạn. Mình xin không bán các loại henna màu khác vì sợ khách hàng bị dị ứng, lãnh hậu quả không mong muốn.
Xin nói thêm về "neutral henna", không làm từ bột lá henna, mà từ một loại cây khác có tên là Senna italica hay Cassia obovata.Bột "black henna" gốc màu chàm ( chiết từ cây   Indigofera tinctoria). Nó cũng có thể chứa thành phần dược phẩm và thuốc nhuộm nhưng chưa được xác nhận. Sau khi vẽ lên da nó để lại màu đen rất nhanh nhưng có thể gây ra các dị ứng nghiêm trọng và sẹo vĩnh viễn.
FDA (Ban kiểm định thực phẩm & dược phẩm - U S Food and Drug Administration )  đặc biệt cấm sử dụng PPD , và có thể truy tố những người sản xuất "henna đen '. Tại Mỹ khách hàng có thể kiện bồi thường nếu bị thiệt hại do henna đen gây ra.
Henna đen bị nhầm lẫn tên trong giai đoạn nhập khẩu thuốc nhuộm tóc tự nhiên từ phương Đông trong thế kỉ 19. Nó là một trong những thành phần dùng pha trộn với bột henna để làm thuốc nhuộm, nhưng ko phải là henna.
Cảnh báo về mức độ nghiêm trọng do "black henna" gây ra : 
“BLACK HENNA” Warning - Natural Henna is NEVER black : http://ajnahenna.wordpress.com/warning-re-black-henna/

 
Sẹo do "black henna" gây ra

Lưu ý khi chọn mua henna ?
Đừng nên mua loại henna pha sẵn có quảng cáo rằng sẽ lên màu ngay lập tức (Instant Use/Quick Color).  Nó có chứa các loại chất nhuộm không an toàn như PPD, có thể sẽ làm phỏng và gây sẹo. Trong khi henna tự nhiên có mùi thảo dược rất mạnh, black henna lại có mùi thuốc hoặc amoniac.


Henna có màu khác không ?
Ngoài màu nâu đỏ hoặc nâu đậm, henna không có màu gì khác.
Để có những hình vẽ màu sắc, người ta trộn gel vuốt tóc với bột màu, sau đó vẽ lên da sẽ có các chi tiết màu sắc giống như hình dưới. Gel thì mất khoảng 5ph để khô và sẽ bám trên da trong khoảng vài tiếng và dễ dàng bay đi khi rửa bằng nước. Ad thì thường dùng màu acrylic (loại vẽ body hoặc vẽ lên vải) để sử dụng cho các buổi party, event mang tính trang trí tạm thời, chỉ cần rửa nước là màu sẽ bay đi liền.

Các bạn có thể tự pha chế henna để sử dụng tại nhà vừa an toàn lại vừa tiết kiệm, xem ở link sau : http://welive-inpeace.blogspot.com/2013/03/cach-tu-pha-mau-henna.html

Cách tự pha màu henna


Cách pha chế theo phương pháp truyền thống :
Vật liệu để pha henna :
- Bột henna 1/4 chén
- Trà đặc, 2-3 muỗng cafe
- 1/2 trái chanh
- Dầu khuynh diệp/ dầu tràm 3-5 giọt
Trộn đều các thành phần này thành 1 hỗn hợp sệt rồi gói trong túi nylon để 24h sau là có thể dùng được.

Vật dụng cần thiết ( nếu không mua được bộ kit ) :
- Bình nhựa ( có thể mua loại đựng nhớt tra máy may)
- Kim để bít đầu ống vẽ khi ko dùng nữa
- Bông gòn hoặc khăn giấy để lau henna
- Tăm bông để xoá những chố bị vẽ lỗi

Cách sử dụng henna và lưu ý :

Mực henna ăn nhất là vùng da trong lòng bàn tay và bàn chân. Nếu có dịp xem các bộ phim của Ấn Độ các bạn có thể thấy họ chủ yếu vẽ ở những vùng này mà thôi. Vì mỗi khu vực da trên cơ thể đều dày mỏng khác nhau và do sự bài tiết mồ hôi, chất nhờn nên những vùng như cổ, bắp tay thường lên màu nhạt hơn . 

Sau đây là hướng dẫn để các bạn có 1 hình vẽ henna đẹp :

Bước 1 : Rửa sạch, lau khô vùng da cần vẽ. Nếu có điều kiện hãy phun một lớp nước khoáng ( loại chai spray sử dụng cho da khô ) sau đó lau nhẹ, để khô. Chỉ cần có lớp da sạch sẽ, mực sẽ dễ ăn vào da hơn.

Bước 2 : Cắt đầu tuýp vừa đủ dùng, đừng cắt to quá nét vẽ sẽ không được đẹp đâu. Mà đã lỡ cắt to rồi thì chữa bằng cách quấn tròn băng keo trong cái chỗ cắt lại như ban đầu rồi cắt lại là được thôi :D 

Dùng tuýp henna giống như bắt bông cho bánh kem ấy :D

Bước 3 : Vẽ . Kĩ thuật vẽ thì cũng đơn giản. Bản thân mình ko học hành gì chỉ tự mò vẽ thôi. Ban đầu có hơi run tay nhưng chỉ cần vẽ 2,3 lần là quen tay thôi. Các bạn bên đeo bao tay hoặc quấn thêm khăn giấy vì bao bì là loại quấn thủ công nên nó hay bị chảy nhựa ra làm lem tay mình lắm. Hình vẽ có thể tham khảo trên mạng với từ khóa "henna tattoos" hoặc "mehndi"

Bước 4 : Chờ và đợi :D khi khô mực sẽ tự tróc ra, chịu khó đợi sau 1-2 tiếng các bạn hãy rửa lớp mực khô đó đi. Màu xăm sẽ hiện lên đậm dần sau 3-8 tiếng.

Bước 5 : Sau khoảng 4 ngày mực bắt đầu mờ dần đi. Trong 4 ngày này màu không thể bị xóa nên bạn cứ tắm giặt thoải mái . Sau ngày thứ 4 nếu cần remove ngay hãy dùng bông tắm hoặc khăn chà rửa bằng xà phòng. Nếu để qua ngày thứ 10 thì chỉ cần lau nhẹ là màu sẽ bay đi :)

Sau khoảng 1h thì lớp mực sẽ tự tróc ra

1. Màu henna tươi sau khi vẽ lên da
2. Lớp mực sẽ khô sau 1 tiếng rồi tróc ra, để lại màu nâu hoặc cam
3. Sau 3-8 tiếng màu cam sẽ đậm dần thành nâu đậm như vầy.

Ý nghĩa của các họa tiết henna


Henna tattoos hay Mehndi
Mehndi là tên gọi của hình thức nghệ thuật dùng henna vẽ lên da người, nhưng thông thường người ta vẫn quen với cách gọi henna tattoos hơn. Thiệt ra vẽ và xăm khác nhau hoàn toàn, nhưng lại có điểm chung là màu lưu lại trên da, anyway  bạn muốn gọi thế nào cũng được :D

Ý nghĩa ?
Vì henna là một phần truyền thống của nhiều văn hóa khác nhau chứ không riêng gì Ấn Độ nên có rất nhiều thể loại họa tiết và mỗi họa tiết lại có nhiều ý nghĩa khác nhau. Sau đây là một số ý nghĩa cơ bản, chủ yếu là chúc phúc và ban phước lành :

Con công : sắc đẹp
Con chim : người đưa tin ( giữa thiên đường và trần gian )
Con bướm : sự chuyển đổi, hoán chuyển
Con chuồn chuồn : sự tái sinh
Con vẹt : lời nhắn nhủ yêu thương
Con cá : đôi mắt phụ nữ
Con bọ cạp : tình yêu và sự lãng mạn, nọc độc của nó cũng giống như mũi tên của thần Cupid, khi trúng ai thì kẻ đó sẽ bị khó thở, nóng ran và sốt, cũng giống như triệu chứng khi yêu vậy :D
Bông hoa : niềm vui và hạnh phúc
Cây và lá nho : tuổi thọ, sự tận tâm, kiên trì, sức sống bền bỉ.
Tắc kè và rắn : những người tìm kiếm sự giác ngộ
Hoa sen nở : sự thức tỉnh của tâm hồn, ngây thơ, đẹp đẽ, sáng tạo, nữ tính và tinh khiết
Mặt trời, mặt trăng và ngôi sao : tình yêu sâu đậm và bền vững
Họa tiết Paiselys : khả năng sinh sản và may mắn
Chồi, nụ : sự sinh sôi, nhất là sau cơn hạn hán. Tượng trưng cho sự bắt đầu của một tình yêu mới và một cuộc sống mới.
Zigzag : mưa, sinh sản.
Bàn cờ : một loại họa tiết cổ, ở một số biến thể khác nó có nghĩa là khoảng khắc hạnh phúc.
Hình gợn sóng : tượng trưng cho nước, thanh tẩy và mang lại sự sống. Tượng trưng cho cảm xúc con người.
Hình vuông : ma thuật, áp dụng hình này để bảo vệ và chống lại bệnh tật.

 
Họa tiết Paiselys

 
Họa tiết con công và gợn sóng

 
Hoa lá mang lại niềm vui và hạnh phúc

Vẽ henna là một phần không thể thiếu trong đám cưới truyền thống Ấn Độ. Henna là biểu tượng tình yêu giữa người vợ và chồng, người ta tin rằng nó sẽ đem lại nhiều điều may mắn. Cô dâu sẽ được vẽ tên của chú rể đan xen với những họa tiết phức tạp lên tay. Sau đó chú rể phải tìm cho ra tên mình trên bàn tay cô gái, nếu tìm thấy, họ sẽ thành đôi. Người ta còn tương truyền rằng màu của henna càng đậm, càng lâu phai thì sự gắn kết của họ càng bền vững. Với hình vẽ henna trên tay, cô dâu sẽ không phải làm bất cứ việc nhà nào và được cung phụng cho tới khi màu henna tự phai đi ( ít nhất là 1 đến 2 tuần )
 
Phụ nữ vẽ henna truyền thống trong đám cưới của Ấn Độ

Phụ nữ mang thai cũng thích được vẽ henna lên bụng bầu để được chúc phúc mẹ tròn con vuông.
 

Các phong cách Mehndi - Henna Tattoo Vietnam


Henna Tattoo hay Mehndi trải qua hàng ngàn năm phát triển, du nhập vào nhiều nền văn hóa khác nhau và đã hình thành nhiều phong cách vẽ ấn tượng mang nhiều ý nghĩa tâm linh. Một số phong cách chính được khắc họa như sau :

1. Phong cách Ấn Độ : thường thấy nhất là dạng có hình lá cọ lớn chính giữa và họa tiết hoa lá mọc xung quanh. Đầu ngón tay được bôi kín màu.
2. Phong cách Ả Rập : ít chi tiết, màu rất đậm. Hầu hết là hình hoa lá, dây leo.
3. Phong cách Pakistan : nhiều chi tiết nhất, vẽ kiểu này rất tốn thời gian và công sức.
4. Phong cách Bắc Phi (Morrocan, Ai Cập, Libya...): rất hiếm khi được sử dụng, gồm những dạng hình học và chấm tròn.

Các nước sử dụng mehndi như một phong tục cầu mong sức khỏe, may mắn :

  • Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ) 4000~7000 năm trước Công Nguyên cho đến nay 
  • Syria 3000~5000 năm trước CN cho đến nay
  • Israel 2100~8000 năm trước CN cho đến nay
  • Jordan 2100~3000 năm trước CN cho đến nay
  • Lebanon 2100~3000 năm trước CN cho đến nay
  • Arabia 1700~3000 năm trước CN cho đến nay
  • Crete (1 đảo thuộc Hy Lạp) 1700 - 900 năm trước CN
  • Cyprus 1700 năm trước CN cho đến nay
  • Greece (Hy Lạp) 1700~ 1400 năm trước CN cho đến nay, ảnh hưởng phong cách Ma-rốc và Thổ Nhĩ Kỳ
  • Libya 1700 năm trước CN cho đến nay
  • Tunisia 1200 năm trước CN cho đến nay
  • Egypt (Ai Cập) 1400 năm trước CN cho đến nay
  • Iraq 1300~25000
  • Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ) 4000~7000 năm trước Công Nguyên cho đến nay 
  • Syria 3000~5000 năm trước CN cho đến nay
  • Israel 2100~8000 năm trước CN cho đến nay
  • Jordan 2100~3000 năm trước CN cho đến nay
  • Lebanon 2100~3000 năm trước CN cho đến nay
  • Arabia 1700~3000 năm trước CN cho đến nay
  • Crete (1 đảo thuộc Hy Lạp) 1700 - 900 năm trước CN
  • Cyprus 1700 năm trước CN cho đến nay
  • Greece (Hy Lạp) 1700~ 1400 năm trước CN cho đến nay, ảnh hưởng phong cách Ma-rốc và Thổ Nhĩ Kỳ
  • Libya 1700 năm trước CN cho đến nay
  • Tunisia 1200 năm trước CN cho đến nay
  • Egypt (Ai Cập) 1400 năm trước CN cho đến nay
  • Iraq 1300~2500 năm trước CN cho đến nay
  • Kuwait 1200~2500 năm trước CN cho đến nay
  • Iran 1300~25000 năm trước CN cho đến nay
  • Morocco 1200 năm trước CN cho đến nay
  • Western Sahara 1200 năm trước CN cho đến nay
  • Algeria 1200 năm trước CN cho đến nay
  • Mali 1200 năm trước CN cho đến nay
  • Sudan 1200 năm trước CN cho đến nay
  • Yemen 1200 năm trước CN cho đến nay
  • United Arab Emirits 1200 năm trước CN cho đến nay
  • Italy 100 BCE năm trước CN cho đến nay
  • Afghanistan 100 năm sau CN cho đến nay (chưa được xác nhận, có thể sớm hơn, từ 1200 năm trước CN )
  • Pakistan sau CN năm cho đến nay (chưa được xác nhận, có thể sớm hơn, từ 1200 năm trước CN )
  • India 100 sau CN năm cho đến nay (chưa được xác nhận, có thể sớm hơn, từ 1200 năm trước CN )
  • Nepal 600 sau CN năm cho đến nay (chưa được xác nhận, có thể sớm hơn)
  • Sri Lanka sau CN năm cho đến nay (chưa được xác nhận, có thể sớm hơn)
  • Turkistan 800 năm sau CN cho đến nay 
  • Uzbekistan 800 năm sau CN cho đến nay 
  • Tibet 900 đến 1300 sau CN
  • Burma 800 năm sau CN cho đến nay 
  • Thailand (Thái Lan) 800 năm sau CN cho đến nay 
  • Ethiopia 800 năm sau CN đến nay, được sử dụng bởi cả Ki-tô giáo và Hồi giáo
  • Nigeria 800 sau CN đến nay
  • Armenia 900 năm sau CN đến nay, được sử dụng bởi cả Ki-tô giáo và Hồi giáo
  • Azerbaijan 900 AD to present  Sicily 1000-1200 AD  Spain 900 AD to 1560 AD  Portugal 900 to 1550 AD
  • China (Trung Quốc ) 1000 năm sau CN đến nay, được sử dụng trong cộng đồng Hồi giáo
  • Sub-Saharan African được sử dụng trong cộng đồng Hồi giáo
  • Malaysia 1200 sau CN đến nay, sử dụng trong cộng đồng Hồi giáo và Hin-du giáo
  • Indonesia 1200 sau CN đến nay, sử dụng trong cộng đồng Hồi giáo và Hin-du giáo
  • South Africa (Nam Phi) 1800 sau CN đến nay, trong cộng đồng người Ấn và Hồi giáo
  • Cộng đồng Gypsy sống du mục 1100 sau CN đến nay
Nghệ thuật vẽ henna mới du nhập vào Việt Nam và vẫn còn xa lạ với nhiều người. Đa số henna được truyền bá bởi bộ phận du học sinh, người làm việc ở nước ngoài và khách du lịch. Tôi hi vọng thời gian tới sẽ phát triển được một cộng đồng yêu thích và "chơi" henna đúng với giá trị tinh thần của nó tại Việt Nam.

Các note trong fanpage này được sưu tầm và dịch bởi Tường Vy. Mọi sự chia sẻ vui lòng để nguồn. Xin cám ơn!